Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Nên hay không, bạn nói tui nghe với !

 
Cái ảnh này chụp thời sinh viên, phòng trọ sau cơn mưa ngập nước,không có chỗ ngủ, leo lên bàn, ghế ngồi ngủ. giờ nhớ lại thấy cũng vui !  

 Hôm qua, tình cờ gặp lại một em hướng dẫn viên ngày xưa có lần hợp tác với tui, tui hơi bất ngờ vì phong thái của em. Rất chững chạc, hoành tráng hơn nhiều so với cái thời em cùng tui chẳng khác nào con vé chợ đen ở khi ga xe lửa. Có điều, cái làm tui vui nhất, chính là cách em nhận ra tui : " Chị Thùy phải không ? Em nè, nhớ em không ? Thằng bán vé tàu lậu cho chị năm nào nè ! ". Em nhắc cho tui nhớ, em cười hớn hở khoe chiến tích chợ búa ngày xưa mà quên rằng em đang xúng xa xúng xính trong bộ vest chỉnh chu nghiêm túc. Đó mới là thằng em mà tui quen biết.

Hồi đó em mới ra trường, còn tui thì đang là điều hành ở một công ty du lịch nhỏ. Tuy làm điều hành du lịch , nhưng gần như nhiệm vụ của tui chẳng khác nào bầu sô gánh hát . Tìm khách hàng , chào bán tour, tính giá tour, book phòng, book vé, xe...đến cả khăn lau, chai nước suối, nón... nói chung là làm thế nào không cần biết, miễn ra một tour hoàn chỉnh cho khách đi chơi xả stress là ok. Chính vì ở một vị trí quá tốt như thế, nên tui mất dần sự ngây ngô, thay vào đó, tui bắt đầu tính toán thế nào để có thêm tiền ngoài những khoản  lương căn bản còm cõi. Nhưng cái mà mọi người vẫn hay ngạc nhiên về tui nhất chính là tui chưa từng đi du lịch bao giờ. Nghĩa là từ quê lên Sài Gòn, tui chỉ biết 2 địa danh ấy. Ngoài ra, mọi thứ là số không tròn trĩnh. Thế thì tui làm điều hành kiểu gì đây ?

Dĩ nhiên, không gì quý báu hơn là học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Như em đây, tuy nhỏ hơn tui, nhưng khắp đất nước hình chữ S này, chỗ nào em cũng lếch tới. Hồi đó, em thích nói, còn tui thì thích nghe. Ngồi im nghe mà tỏ ra nguy hiểm mới ghê chứ ! Rồi cũng từ đó, tui biết cách luồn lách thế nào để kiếm được tiền khi tour đã định giá sẵn. Những tuyệt chiêu gian lận hợp pháp ấy,  hướng dẫn nào cũng có một ít để lận lưng. Có lẽ vì thế, vì quá hiểu những chiêu ấy, nên nếu đi du lịch, tui thích tự mình đi theo kiểu ba lô hơn. Cũng không lạc được đâu mà lo nhỉ ! 

Tui nhớ có một lần hy hữu duy nhất đã đẩy tui vào vị trí tui chẳng thích chút nào. Đó là tui phải trở thành hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ. Tui luôn bị say xe, chỉ cần nghe mùi khói xe thui là đã buồn nôn, lên xe cứ y như người sắp chết á. Vậy mà lại có lúc làm cô hướng dẫn, đứng nói huyên thuyên. Hình ảnh đó chả giống tui chút nào cả. 

Lần ấy, tui tổ chức cho đoàn của một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình đi du lịch Phan Thiết 2 ngày 1 đêm. Đoàn gồm 8 xe 50 chỗ ngồi. Với lượng khách lớn như vậy, là điều hành, tui sẽ đi theo đoàn vì đây là cơ hội kiếm ăn mà. Tham nên khổ vậy đó. Chứ không nằm ở nhà nghe báo cáo lại phải sướng hơn không. Trời xui thế nào, một xe trong đoàn lúc vội vã đi đã bỏ quên hướng dẫn của xe lại. Mãi đến Long Thành tui mới phát hiện ra sự cố  này. Thế là, không thể để xe không có ai phục vụ trong suốt chặng đường, tui buộc phải nhảy vào vị trí đó. Tui thật sự không tin nỗi tui có thể nói to vì không có micro do hướng dẫn xe mang theo rồi, nói nhiều, thậm chí hình như còn có ca vọng cổ theo yêu cầu của khách. Rồi thì có khách bị nôn do say xe, trong khi bản thân tui nhìn thấy cảnh ấy là tui chỉ muốn ...hát đồng ca theo khách thui. Nhưng không hiểu sao, ngay lúc ấy, tui giống như có ma nhập ấy. Xe vẫn chạy bon bon, tui lon ton lấy dầu, bắt gió cho cô công nhân ấy. Giờ nhớ lại, tui đúng là hôm ấy giống được tổ đãi gì đâu đó. 

Sau chuyến đi ấy, tui nằm bẹp dí mấy ngày , nói không ra hơi, toàn uống nước giá đỗ. Nhưng cái tui thu hoạch được nhiều nhất chính là khám phá ra được trong mỗi con người, ai cũng có chút khả năng tiềm tàng , nếu bị đẩy vào thế bí, khả năng ấy sẽ bùng phát. Có khi tốt, có khi xấu, nhưng dù sao, có cơ hội khám phá chính bản thân mình cũng hay chứ bạn nhỉ ! 

Giờ đây, hè này, tui đang định làm một chuyến lang thang ra ngoài Trung thăm những người bạn mà tui quen qua blog. Chưa một lần biết mặt, nhưng tui tin một cách lạ kỳ rằng bạn cũng chân thành như tui. Vé tui đã book rùi, chỉ còn chờ ngày là đi thui. Tui chỉ đang lo lo, không biết bạn có vui khi thấy tui không, hay những cuộc gặp mặt nhau ngoài đời thực chỉ làm thêm xa nhau hơn vì tui ở ngoài trần tục, tầm thường chứ không đạt điểm 10 chất lượng như trong blog  ?
Nếu tui thật sự tệ, bạn có nghỉ chơi tui không nhỉ ? Và nếu thế, tui có nên gặp bạn không hén ? 
Bạn nói coi, tui có nên gặp bạn một lần không ?!

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Nói nhỏ anh nghe !




Anh ơi ! Tự dưng em thích gọi anh như thế ! Gọi thầm thôi chứ anh chẳng biết đâu ! Đêm lặng ngoài kia nghe rõ cả nhịp sầu, em khe kh " Anh ơi ! Anh hỡi ! "

Nói nhỏ  anh nghe nhé, nỗi nhớ lắm khi làm em bực bội. Em giận hờn nhưng chẳng biết giận ai. Ngày dần xoay cho cái nhớ thêm dài, đêm hun hút kéo anh rời em mãi...

Em kiêu hãnh nói : " Ai thèm nhớ ! ". Rồi một mình lí nhí " đợi thôi mà ! ". Em ngu ngơ cố giấu đến thật thà, được chờ nhau cũng thấy lòng rộn rã.

Em mệt mõi nhưng vẫn cười híp mắt. Khoe niềm vui lấp lánh một ngày mai. Em cứ tin nơi ấy cuối đường dài, có anh đó chờ em ngày không hẹn !

Em chợt sợ, sợ em không đến kịp. Anh có chờ, có đợi em không ? Hay giấc mơ chẳng mang nỗi gam hồng, em trót nhuộm thẳm sâu lời dang dở.

Nói nhỏ anh nghe, lòng em đang...chợt nhớ.


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nổi....mụn rùi !



Em Mai điện thoại cho tôi. 
Gần như em đi một tuần thì ngày nào em cũng gọi cho tui để nói câu : " Chị ui, chị gọi lại cho em với ! ". Khổ, vì số tui xài là Mobi, tui gọi cho em thì em tha hồ tám miễn 10 phút trở lại không mất tiền. Thế là hầu như tui mất ăn mất ngủ vì em. Sáng , em gọi. Trưa, em gọi. Tối em cũng chẳng tha. Có khi chỉ là : " Chị ui, Sapa bán khăn đẹp lắm. Em thấy chị thích choàng khăn, em mua nha ! " , hay " chị ơi ! Ngọc trai ở đây rẻ lắm, đẹp nữa, chị đeo không, em mua nhé ! ".... Có hôm em gọi giọng sợ sệt : " Chị ơi ! em vào bản mà mấy người dân tộc cứ theo em, nói em mà không cho tiền họ, không mua đồ giúp họ, họ bỏ bùa cho em bị ế, hổng có chồng được chị uiii ". 
Trời ui là trời ! Nhiều khi tui bực mình vì cái sự : " Chị ơi ! " của Mai lắm. Nhưng đôi lúc nghĩ, chao ôi, người lanh thế mà nhiều khi...cùi bắp không chịu nỗi. Như tui bảo em đừng mua ngọc trai, toàn là đồ đểu thôi, em cứ nhất định nài nỉ : " đẹp mà chị, người ta nói người ta đảm bảo cho mình mà chị ! " Trời ! Coi chịu nỗi cô bé của tui không ? Không lẽ mua về tới Sài Gòn, lỡ đểu thật, em mua vé ngược ra Hà Nội được chăng ? Hay tui bảo em : " Kệ đi, họ nói gì nói , thích cho bỏ thoải mái , về đây chị gỡ bùa dùm em ! " Vậy mà cô bé vẫn cứ sợ, và cuối cùng chốt cho tui một câu : " Thôi ! Em sợ quá, em cho tiền cho họ đi rồi, cho êm chị ui ! ". Thiệt là không chịu nỗi cái cô em này. Vậy mà ở xưởng cứ hay bảo em giống tui mới chết tui chứ ! 



Và sáng nay cũng vậy. Em gọi cho tui  và tui cúp máy gọi ngược lại cho em giống như mọi khi. Nhưng lần này, giọng em thật buồn khiến tui bất chợt lo lắng.
- Chuyện gì vậy ?
- Em buồn lắm chị ui !
- Sao thế ? Ai lừa bán em qua Trung Quốc à ? Nói nghe coi !
- Em buồn em , em bức xúc hổm nay mà em hổng có cơ hội nói chị nghe, bữa nay em mới nói được nè.
Máu bà Tám tự dưng nổi dậy liền. Tui lăn xả xum xoe hóng hớt. Thì ra cái sự bức xúc của em bắt nguồn từ cô bạn thân đi cùng em chuyến ngao du sơn thủy này. Hôm nay viện cớ mệt để nghỉ lại phòng, nên Mai mới thoát được con chim chích chòe bông ấy mà tám cái nỗi lòng với tui.

Cô bé ấy không xinh lắm, nhưng cũng dễ nhìn, thuộc thế hệ 8X đời cuối. Tui đã có lần gặp mặt cô bạn của Mai. Tui còn nhớ lần ấy vào dịp lễ 30/4, tui và Mai có hẹn nhau đi Vũng Tàu chơi. Tui bảo em xuống trước lấy phòng, chiều tui sẽ xuống sau. Và đó là lần đầu tiên tui gặp cô bé ấy.

Cô bé nói rất nhiều. Cứ y như chim ríu ra ríu rít. Có điều, chim hót nhiều quá, dồn dập quá, tui choáng. Toàn chơi những nốt treo thui, tui nghe thôi thiếu điều gãy cả cổ.Nhưng cái chính tui không mấy thiện cảm nhưng không nói, vì đó là bạn Mai, và tui thì không bao giờ muốn Mai buồn. Đó chính là trong cách nói chuyện của cô bạn, luôn có cái gì đó chứng tỏ rằng cô ấy phải hơn người khác . Và thường trước những người như thế, tui chỉ im lặng, cười trừ, thỉnh thoảng quạt thêm vài cái cho thêm phần...đu dây điện.




Tui đồng ý, phần lớn tính cách thích hơn người , thích nổi trội đều đến từ những người có vị trí, có xuất phát điểm khá tốt. Phải có điểm tựa, có nền tảng tốt mới làm đòn bẩy được chứ ! Bạn  có kiến thức, có trình độ,  và có cả những thứ phụ tùng đi theo đính kèm trên người như quần áo, giày dép, xe cộ..., bạn mới đủ tự tin rằng mình thật sự nổi bật. Chứ phó thường dân như tui, chỉ cần cơm ngày ba bữa, tàn tàn sao cũng được thì có bật hổng bật gì cũng chẳng sao. Nhưng, nổi bật không có nghĩa là phải dìm người khác xuống, phải hơn thua từng chút trong từng câu nói, từng cử chỉ hay đơn giản hơn chỉ vì bộ đồ đang mặc trên người. Như cô bé đang làm cho em Mai nhà tui bực bội đây.

Trước khi đi, Mai có lấy máy chụp hình của tui mang theo. Đơn giản vì em giống tui, cũng muốn ghi lại những đoạn đường mình đi qua thôi. Cái máy ảnh bé xíu, có thể bỏ gọn trong túi áo, tui chả biết máy bao nhiêu chấm, tui chỉ cần chụp có hình, hình nhìn vô biết đó là tui coi như ok rùi. Mọi chuyện khác, tui không bận tâm hay théc méc. Thế mà khi Mai lấy máy ra chụp, cô bé ấy phán : " Máy tao xịn hơn nè, chụp máy tao đi, xài chi ba cái đồ rẻ tiền này ! ". Hay Mai điện thoại cho ai , cô bé cũng nhoi : " Làm gì mà điện  hoài, bộ thiếu hơi chịu không được à ? ". Quái gỡ hơn là cô bé tự cho mình cái quyền chửi Mai của tui trước đám đông bao nhiêu người chỉ vì cái tội Mai không biết chèo thuyền và cô bé muốn Mai phải chèo thuyền . Mai mặc cái gì cô bé cũng bảo đồ rẻ, đồ lề đường, không có đẳng cấp Pro chi cả. Trong cả việc chọn người yêu, cô bé cũng dạy Mai nhà tui là : " Phải kiếm thằng nào giàu có, có nhà cửa đàng hoàng, chứ cưới về ở trọ có mà điên à ! "....

Những cô bé như thế không phải là cá biệt hay hiếm hoi gì trong cái xã hội thực dụng như thế này. Một khi những giá trị ảo lên ngôi thì con người ta cũng tự cho mình cái ảo giác về bản thân nhiều quá. Ai cũng ngỡ mình là ngôi sao - dù sao thì hay xẹt lắm. Ngay cả thế giới blog nhỏ bé này, dù chỉ là ảo, nhưng qua những trang viết, không ít thì nhiều, cũng lấp la lấp lánh những ngôi sao tự phong, tự xẹt kiểu ấy. Tui chỉ lấy làm lạ là sao một người như thế lại là bạn thân của bé Mai nhà tui ? Tui hỏi, Mai nói : " Tại em quen nó từ hồi xa lắc rùi ! ". À, thì ra như một thói quen khó bỏ. 

Tui thì khác. Một tình bạn đẹp hay một mối quan hệ tốt đều phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng. Anh tôn trọng tui, tui mới tôn trọng lại anh . Chứ có lý nào anh khinh khỉnh với tui, tui lại đi lăn xả đòi làm bạn với anh sao ? Không bao giờ. Có lúc tui để anh thăng cho sướng, nhưng cũng có khi anh phải tạo điều kiện cho tui dìm hàng anh cho vui chứ. Vậy mới gọi là nương nhau mà sống. Chứ anh cứ thăng mãi, dìm tui hoài, thì làm bạn kiểu gì đây ? Tui dứt khoát, dù có phải đau lòng, dù có phải mất đi một thói quen, tui vẫn cắt ngay lập tức. Thà đau một lần còn hơn day dưa chỉ chuốt lấy muộn phiền.




Và sau khi nghe em Mai trình bày cái nỗi lòng ai cũng biết chỉ một người không biết ấy, tui chốt lại cho em một câu :
- Em chạy ra chợ mua dùm chị cái kiếng đi !
- Đeo mắt hả chị ?
- Không, kiếng soi mặt á. Gương đó !
- Chi dzậy chị ?
- Tặng ẻm bạn em, nói chị tặng.
- Ủa ! tặng nó chi, ở đây khách sạn có kiếng rồi?!
- Thì cho ẻm buồn buồn lôi ra ...nặn mụn, săm xoi tí vậy mà .hì hì
- Ui, bà chị này tào lao quá...

Sau khi tám xong với Mai, tui rửa mặt sạch sẽ, rồi cũng hí hoáy vào loi gương ra soi. Ui cha, nổi bật thiệt !

Nguyên cục mụn to tướng nằm chình ình giữa cằm thế kia bảo sao không nổi cho được chứ !

Ui trùi ui, mừng quá, cuối cùng tui cũng...nổi được rùi nè.
Nổi mụn á. Hé hé



Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Tám từa lưa...


 Lần đầu đặt chân tới Sài Gòn, nó thấy...choáng. Ở quê nó cái gì cũng bé tí, xóm nhỏ, đường nhỏ, nhà cũng nhỏ, chỉ có mỗi cái sân là hơi to to chút. Nên vừa bước xuống xe đò, nó hoa cả mắt. chao ui, người đâu mà lắm thế. Chắc cũng toàn dân tứ xứ như nó kéo về thôi. Cũng hy vọng đổi đời, cũng trông chờ vào một tương lai sáng sủa hơn một chút.

Ngoằn nghoèo mãi nó cũng tới được nhà trọ. Một căn nhà không thể tồi tàn hơn, dơ hơn trong tự điển của nó. Nhà nó ở quê, tuy có bộn bề thật, nhưng so với cái nhà này thì kém xa vạn trượng. Chủ nhà tên Nô - Tư Nô. Nghe tên thôi cũng đã phải ngập ngừng suy nghĩ. Diện kiến dung nhan bà thì...ui thui... đến Thượng Đế cũng phải cười. Bà không cao, không thấp. không mập. không ốm, chỉ duy nhất thứ ấn tượng đập vào mắt không thấy không được: cả khuôn mặt bà lúc nào cũng đen sì bụi than, chừa hai con mắt như đeo kính thời trang á.
 Nhà bà ở cập đường ray xe lửa, thuộc khu ga Hòa Hưng .  Bao đời bà chỉ làm một nghề duy nhất là bán than thui. Có điều, Anh hùng Bán than Trần Bình Trọng thì sử sách ghi tên, còn bà, bán than miệt mài cả ngày lẫn đêm cũng chỉ có mỗi cái đường ray xe lửa nó thuộc tên, nó nể danh bà. Chính xác hơn là sợ oai con bà. Cả hai thằng con đều là dân giật dọc, hình như là tay anh chị có hạng ở khu này. Một thằng hiện đang bốc lịch dài hạn, thằng còn lại thì hãy còn tại vị ở khu ga ổ chuột . Trước khi nó tới đây, có nghe bà cô dặn dò, kể sơ về tình hình nơi sắp ở để nó biết mà chuẩn bị tinh thần. Tuy biết trước , nó vẫn đi hết từ ngạc nhiên này đến giật mình khác.

Chuyện ngạc nhiên đầu tiên là ...cái tolet. 
Bình thường ở quê ngày xưa thì cái khu vực nhạy cảm ấy chỉ nằm ở sau nhà, đại đa số là ...bắt ra sông, ra rạch... ,nhưng ở đây, trời ạ, ngay cổng nhà mở ra luôn thế mới oai chứ. Gọi là cổng, nhưng thực ra chỉ là vài tấm tole hoen rỉ được ghép lại, còn cái tolet - chỗ để tắm thôi nhé, Chứ còn muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì phải leo lên xe đạp, đạp lòng vòng lèo vèo ít nhất cũng 10 phút mới tới tolet công cộng nằm gần đường ray. Nếu lỡ nửa đêm mà Tào Tháo gọi tên thì coi như...hết thuốc.
 Cái tolet dã chiến của bà ta được bao bọc xung quanh bởi những tấm nilon, thỉnh thoảng có nối thêm mấy mảnh vải xanh đỏ tím vàng bay phấp phới như...áo lụa Hà Đông í !. Cứ thử hình dung thế này, lỡ đang tắm, nhà có khách, mở cửa ra, là coi như bạn sẽ trở thành  Chữ Đồng Tử bất đắc dĩ . Nó ở dơ quen rồi, ở dơ thêm chút nữa cũng chả có chết ai. Có điều, nghe đồn 3, 4 ngày mà không tắm, người ta bắt bỏ vô sở thú. Nghe thế nó hoảng, nên cuối cùng, sau vài ngày đấu tranh tư tưởng, nó cũng lò dò mò ra tolet ngàn sao này. 
Vừa treo bộ đồ lên, hí hoáy xối nước, nói thiệt, chắc không quá một phút 30 giây, nó với  tay lấy khăn tắm và đồ vắt trên tấm tole thì ôi thôi, tất tần tật không cánh mà bay. Làm sao đây bạn tui ? Hét ầm lên chứ còn làm sao nữa ? Nó la oang oác, bà Nô cùng bà cô nó chạy ra nghe nó báo cáo vụ án. Cô nó thì chỉ biết nói : " Trời ơi, trộm gì mà có bộ đồ cũng hổng tha nữa trời ! ". Còn bà Nô thì nhìn nó cười hịch hạt:

- Đợi đó, lấy đồ khác mặt đỡ đi, chút tao lấy lại cho.

Nghe thấy kinh chưa? Mà đúng thiệt, chút xíu thằng con bả về, bà ta xí xa xí xồ chi ấy, đến tối, bộ đồ quay về khổ chủ. Nó bắt đầu thấy cảnh giác cao độ với chốn thần tiên có một không hai này.



Bắt chí cho bà Nô là chuyện giật mình thứ hai ám ảnh nó . 
Cái bề nhan sắc của bà thì miễn bình luận, nhưng chao ôi, nó đã ở dơ, mà nó còn phải cúi đầu nghiêng mình thán phục cái sự ở dơ tuyệt kỹ của bà Nô. 
Dù tuổi ngót nghét gần 50, nhưng bà không cho nó gọi bằng cô vì sợ...già , bà cứ xưng " " và bắt nó cũng gọi " Nô ui, Nô à ". Nghe mà nổi hết cả gai ốc. Vì bán than cả ngày, lại chả chịu tắm rửa gì, có bao nhiêu bụi than, rủ nhau xây biệt thự trên đầu bà hết. Bắt chí cho bà xong, nó vừa đau lưng, vừa đen hết cả mấy đầu ngón tay. Nhìn bà cộp cộp cắn chí mà nó rùng mình. Nó  sợ hổng biết có con chí nào chơi trốn tìm hay đi diện  HO mà đáp xuống mái đình của nó hay không. Nên nó nhấp nha nhấp nhổm như có gắn lò xo ở đít không bằng.  Vậy mà, không thấy mặt nó thì thôi, nó mà vừa ló đầu vào nhà gặp bà, thì  y như rằng : " ê mậy, bắt chí cho tao coi, chút tao dẫn mày đi ra chợ chơi ! ". Nghe mà mừng muốn xỉu.

Và thằng con quý báu của bà là câu chuyện dài tập mà nó vẫn  cười mỗi khi nhắc tới. Nó chưa từng thấy chồng bà Nô đâu, chỉ nghe bà ta luôn liếng thoắng rằng chồng bà đẹp trai ngang ngửa Nguyễn Chánh Tín, ít ra cũng duyên như... Thương Tín, là người Mỹ, hay Pháp, hay đa quốc gia, đa chủng loại, đa thành phần gì cũng chả biết. Nói chung, chồng bà là ngàn sao hội tụ. 
Đương nhiên, con bà, cũng thừa hưởng đầy đủ nét đẹp trên cả mọi tiêu chuẩn đo lường chất lượng.  Vừa nghe bà ta kể về nguồn gốc lịch sử thằng con bà, chắc lớn hơn nó chừng vài tuổi, nó vừa len lén nghía cái long nhan. Một gương mặt " khuôn trăng đầy đạn nét ngài nở nang " cắm trên một thân hình chạm trổ từ trước ra sau , không sót chỗ nào đang nằm tơn tơn giữa nhà, vắt chân ngoe ngoảy. Thỉnh thoảng tới đoạn nào bà kể hăng say, khiến thằng con khoái chí, thằng con cười khùn khục, đôi mắt ti hí cứ híp lại chả thấy Tổ Quốc đâu . Nó nhìn mà phát ói, lật đật bổ sung vào tự điển của nó câu : " với các bà mẹ, con mình là đẹp nhất ". Chuẩn vô cùng. 



 Thằng ấy tên Tuấn - chừng ấy tuôi mà cũng kịp có một đời vợ. Trưa nghe gã khoe thành tích dạy vợ ra sao với đám chiến hữu, nó thấy sờ sợ. Nội nó dặn nó như thế nào, nó nhớ rõ từng lời một, xem như bảo bối. Nó cũng đôi lần bắt gặp ánh mắt gian giảo của gã nhìn nó. Đương nhiên, nó thường là giả bộ vô tâm, không biết, cứ giả ngu, giả điên cho dễ sống thui. Nội nó dạy thế đó.

Cô nó vẽ áo dài, nên vải vẽ áo căng trên mặt bàn, rũ xuống các góc bàn, cứ thế  thành mùng mà ngủ. Gầm bàn là nơi đống đô của nó ban đêm. Và gã kia, lạ là  không chịu vô buồng ngủ, cứ khoái nằm ngay mép bàn, chỗ lối đi ra đi vào.  Vậy nên,  trước lúc đi ngủ, bao giờ nó cũng thủ một con dao Thái Lan, ở nhà nội nó hay gọi là dao cán vàng và một cái quẹt ga. Không biết để làm gì, nhưng tự bản năng, nó nghĩ, đó là vũ khí  phòng ngừa bất trắc. Và cuối cùng, đề phòng, cẩn thận không bao giờ thừa thãi.

Tối hôm ấy, sau khi nhà tắt đèn đi ngủ, nó nằm lim dim mắt. Chợt, nó thấy một bàn tay từ từ lần mò vào gầm bàn nơi nó ngủ. Nhờ ánh đèn đường lọt qua khe cửa, nó dễ dàng nhận ra tay của gã chứ chẳng ai vào đây . Nó có thể la lên, nhưng nó không , nó nhè nhẹ cầm quẹt lửa lên, nó chờ, chờ đôi cánh tay nham nhở ấy tiến gần hơn chút nữa. Vừa đủ, nó bật quẹt lên. Xèo xèo. Mùi lông tay gã cháy thơm phưng phức. Nó khoái chí mà nén cười. Gã oái một cái , rút tay lại." Cho mày chết " . Nó nhẩm trong đầu. Đừng có tưởng dễ ăn nhé. Đốt xong, nó mới giả ngu la lên bày hãi  : " Út ơi ! Con gì nó bò vô chỗ con nè ! ". Cả nhà nhốn nháo, Cô nó bật đèn, nó vẫn còn cầm bật lửa trong tay, mặt ra vẻ sợ sệt:

- Con gì nó bò vô chỗ con đó, con sợ quá, con quẹt đại cái....

Cô nó tưởng thiệt, cũng vạch vạch mấy cái bao vải xung quanh phụ nó. Nó lén liếc nhìn gã đang giả bộ ngủ, nằm im re. Thấy không có gì, cô nó nói:

- Chắc chuột bò ngang đó, thui, nó đi rồi, ngủ đi.

Nó nằm xuống, không quên kéo mấy bao vải chắn ngang gã. Và nó thầm cảm ơn bà nội nó biết chừng nào.



Và cũng từ đó,  nó hễ rãnh là đi theo Bà Nô ra chợ. Bà Nô cưng nó lắm, đi đâu cũng khoe: " Con gái nuôi tao đó ". Và nó gọi gã bằng " anh hai", xưng Út ngọt sớt. Nó bắt đầu học cách bảo vệ nó từ những điều nhỏ nhặt nhất. Người ta thường mất cảnh giác, và coi thường kẻ ngu. Nó bằng lòng làm một đứa ngu ngu ngơ ngơ, kêu chi cũng dạ . Bà Nô thích lắm vì có đứa ái mộ bà, lúc nào cũng " Nô ui, cho con theo với ! ". Còn gã coi bặm trợn, giang hồ vậy, nhưng chỉ cần nhỏ nhỏ nói : " Anh Hai giỏi quá, cái gì cũng biết, chỗ nào cũng biết, anh giúp em đi mua dùm cái này đi ! " Có vậy thui là te te đi ra chiều anh hùng dữ dằn lắm.  Nó bắt đầu ranh mãnh hơn, dù cái bản mặt thì lúc nào cũng như Mai Ka từ trên trời rơi xuống. Không đến nỗi cứng nhắc quá để gã nhận ra, nhưng tuyệt nhiên, nó đã có chủ ý, bất kỳ đồ ăn , thức uống gì từ gã cho, nó nhận , nhưng sau đó, lũi ra đường ray, bỏ xuống cống hết. Bà Nô và cô nó đi vắng, là nó không bao giờ ở trong nhà, nó leo ra ray ngồi nhìn vào, vì phải canh đồ cho cô nó mà. Gã có kêu mấy , ới mấy, ôm bụng rên hự hự đau bụng, nó cũng chẳng vào, mà lon ton chạy sang quán nước bên cạnh nhờ chủ quán coi dùm gã bị gì...
Có lẽ, nó sớm muộn gì cũng phải dọn nhà, nếu không có cái ngày công an vào hốt thằng con bà cùng bạn của gã. Hình như nó nghe phông phanh hai gã ấy mới làm một quả  ra trò thì phải. Gã bị bắt, bà Nô nhoi nhoi cả ngày chạy ngược xuôi nghe ngóng. Còn nó, khỏi phải nói là mừng đến cỡ nào vì từ nay ngủ không nơm nớp lo sợ, cũng không ai kêu nó bắt chí hay đi mướn truyện tiểu thuyết về đọc nữa.



Chính nhờ những ngày tháng xô bồ, chợ búa ấy, nên trong con người nó luôn có mâu thuẫn. Có lúc, nó thật mít ướt, nói nặng chút là rắm rức khóc. Xem phim mà cảm động tí là sùi lên sụt xuống. Có khi, chửi mấy nó cũng cười nhơn nhởn. Cũng đôi khi nó hăng hái đi theo bà Nô múa minh họa cùng bà ấy khi có cãi nhau. Dân đường ray là vậy. Nó không coi đó là khổ, hay hạ lưu gì,  nó lại thấy nhờ có những ngày lắt lẻo như thế, mà nó trưởng thành hơn rất nhiều. 
Nội nó thì bảo nó là bản sao của nội ngày xưa. Đó là lời  nói nó thích nghe nhất. Nó thích ai đó nói nó giống nội. 

Giđây, đi ngang chốn cũ, tất nhiên không còn ngôi nhà kinh điển ấy rồi. Cũng không biết bà Nô giờ này còn hay mất. Và thằng con chắc cũng theo ông theo bà rồi cũng nên. Sài Gòn đã thay đổi rất nhiều. Nó cũng vậy. 
Con người ta chẳng phải cũng lớn lên từ một đứa trđó thôi !


Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Gió đưa cây cải về trời ...



Tám chuyện ngày xưa...



Nắng đã lên quá nửa ngọn tre nơi đầu ngõ. Giữa cái mênh mông đến khôn cùng, cô chợt thấy mình giống mấy hình nhân đứng coi đồng giữa ruộng kia. Gọi là người nhưng chẳng thành người. Chỉ đứng đấy, mặc cho mưa gió, mặc cho nắng trút, áo cứ tơi dần , rách bươm , phe phẩy.

Cô lúi húi cắp cái rổ nan , lon ton ra  vũng cạn sát mé chòi . Đang mùa nắng gắt, vũng chỉ còn váng rong xanh rì, vạt rau muống gầy còm đang vặt vẹo giữa trưa. Cả cành rau ngọn cỏ còn muốn sống, huống chi là cô. Một tay đỡ nhẹ cái bụng vượt mt, cô bám chặt chân xuống bờ cỏ, tay kia với nhặt mấy đọt rau có vẻ...còn non nớt. Kệ, có già chút cũng chẳng sao, luộc lâu lâu tí coi như...thêm chất xơ cho em bé. Cô nghĩ vậy. Ông bà chả nói : " Đói ăn rau, đau uống thuốc " là gì đó ư ? Mà cô làm gì có tiền mua thuốc,  và  rau dù sao cũng dễ kiếm hơn mà. 

Có tiếng dừng xe nơi chòi. Cô đứng dậy, rướn cổ nhìn . Chồng cô đã về. Cả tuần nay cô không thấy chồng đâu, cô đoán, có lẽ chồng ngủ lại ở nhà bà nào đó trong hàng tá bồ nhí mà cô không bao giờ dám hỏi. Mà cũng lạ, vắng chồng , cô chẳng thấy lo, thấy buồn . Cô lại càng thích vì  ít ra cô được tự do...khóc. Khóc mà không cần ngó trước nhìn sau, khóc mà không cần phải nén chặt đến run rẩy b môi nứt nẻ. Cô vội vàng lòm còm bò lên mép ao, đi riết về phía chòi. Cô sợ, sợ chồng không thấy cô, lại nghĩ cô đi lung tung đâu đó, lại chì chiết nhiều câu khó nghe.

- Mình mới về à ? Cô dở nón lá xuống, vừa hỏi chồng.

Không một tiếng trả lời. Chồng phủi phủi chân, leo lên cái võng mắc giữa chòi, lim dim .

 - Mình ăn gì chưa để em nấu ?

- Nấu gì ? Vẫn không mở mắt, chồng khèn khẹc trong c với âm vực  đủ để cô cảm thấy sờ sợ.

Cô vừa rửa mớ rau ban này, vừa nói :

- Nhà có gì đâu, nếu mình ăn thì em bắt con gà làm cho mình ăn, còn không thì em luộc rau này em ăn là được rồi.

- Cô nói vậy là sao ? Ý là tui ăn hổng cho cô ăn đó hả ? Chồng nhỏm người ngồi dậy, xoay sang nhìn cô, đôi mắt trừng trừng như muốn nuốt chửng  thân hình rúm ró nơi góc bếp.

- Dạ không, chỉ tại em sợ mình ăn khổ không quen, nên em mới...

- Mẹ nó ! Cô bêu xấu chồng cô nhiêu đó đủ rồi nghe. Vợ gì chả làm cho chồng ngẩng mặt thì thôi, về tới nhà nhìn đã chán. Có mỗi cái ăn thôi mà cũng hỏi tới hỏi lui. Không lo được cho chồng thì xéo, tui đi cưới con khác, thiếu gì con mà phải ở với loại đàn bà như cô...

Giọng chồng ra rả, lúc thấp lúc cao, lúc ậm ừ rậm rực. Cô lúp xúp bước ra chuồng bắt gà. Tiếng gà rượt đuổi nhau kêu quang quác. Cô bước thấp bước cao hì hục rượt theo. Mồ hôi, nước mắt lẫn trong cái rát da nghèn nghẹn. Bầy gà cô gầy dựng mấy tháng nay, để dành phòng khi đi sanh có cái mà bán. Cô chả dám động vào. Giờ thì...cô mím môi, quẹt vội đôi mắt ngân ngấn. Biết làm sao đây...



Nhìn chồng nằm ngủ sau khi đã no nê, cô ngao ngán đến tận cổ. Một gương mặt trèn trẹt, phúng phính, chẳng có nét nào cô thương, hay nhớ. Nhiều khi nhắm mắt nghĩ về chồng, cô chẳng có cảm giác gì khác ngoài sợ hãi. Cô ra mé sau chòi, ngồi tựa cột, nhìn xa xa. Màu xanh ngút mắt của đám lau sậy làm dịu đi mọi thứ. Man mác cô nhớ, nhớ da diết ngôi nhà nhỏ của gia đình cô, nhớ  tiếng cười của mấy đứa em, nhớ cả tiếng xe đạp kẻo kẹt mỗi lần cô đến lớp. 

Ngày ấy, cô trẻ lắm, vô tư lắm, cứ hồn nhiên như bờ rau bụi cỏ sau nhà. Cô không đẹp, nhưng không biết trời thương hay ghét, lại cho cô một đôi mắt đến nao lòng. Cái ánh nhìn dìu vợi của cô khiến má cô không khỏi nén tiếng thở dài : " Đời mày chắc khổ quá ! ". Bao kẻ tới hỏi mà má không ưng vì sợ  cô sẽ khổ. Mãi tới khi ba chồng cô bây giờ, là bạn rất thân của ba cô bước tới hỏi cô về làm vợ cho người con trai trưởng, ba má cô mới đồng ý. Chỉ vậy là cô xếp hết mọi mơ ước, mọi mơ mộng, cô về làm vợ người ta. Chưa một lần biết mặt, chưa một lần yêu, chỉ vịn vào câu : " con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ", cô gật đầu ưng thuận. Má nói : "  người ta là chỗ thâm tình với nhà mình, chắc không làm khổ mày. Với lại từ Cai Lậy về đây , có bao xa đâu. Có gì ba mày còn lên thăm mày được ...". 
Đám cưới cô rộn ràng nơi xóm nhỏ, cũng có xe hoa đưa đón. Chiếc khăn voan mỏng che hờ nửa mặt, khiến cô đã duyên càng duyên. Thấy chồng nhìn cô cười hoan hỉ, tay nắm chặt tay cô, cô cũng phần nào cảm thấy an lòng. Cô nén nỗi lo lắng mơ hồ, ngoái đầu nhìn chốn cũ khuất dần , khuất dần...


Chồng cô là con trưởng, đang làm thầy giáo dạy Toán cấp 3 có tiếng ở vùng này. Gia đình chồng cô bao đời làm hụi, góp tiền chợ. Tiền bạc không thiếu,  mỗi cái chữ cứ vơi dần qua từng lứa. Chỉ duy nhất có chồng cô là học hành tới nơi tới chốn, ra đường lắm kẻ ngả mũ chào hỏi. Tính chồng cô lại rất mực hào phóng với bạn bè. Nếu cứ nhìn như thế, cô có khác gì bà hoàng đâu chứ ! Cô nhớ cô bạn của chồng hôm đám cưới, cười híp mắt nói với cô : " Em tốt phước lắm mới lấy được anh Dũng, chứ chị tán mãi chả xong đó . Mấy ai được như ảnh đâu !". Nghĩ tới đây, cô mỉm cười chua chát. Cô ấy nói đúng, mấy ai được như chồng cô !

Đêm ấy, một đêm đáng nhớ bắt đầu cho chuỗi ngày vô tận. Cứ tưởng sẽ dịu dàng nhè nh, cứ tưởng sẽ thiêng liêng lắm giây phút đầu tiên ấy. Cô hồi hộp, chđợi và...sợ. Có ai nói gì với cô đâu. Chồng bước vào, nặc nồng mùi rượu, lè nhè hỏi:

- Sao chưa thay đồ  ngủ nữa?  Em mặc đồ này mà ngủ à ?

Ánh mắt chồng nhìn cô đầy ái ngại. Tự dưng cô hơi tủi thân. Nhỏ lớn ở với má, má có nói gì tới đồ ngủ đâu. Hôm bữa mang va ly đồ về nhà chồng, thì đồ hồi đó giờ ở nhà sao, cô mang theo y vậy. Nhà cô chẳng khá giả gì , mấy chữ đồ ngủ nghe xa xỉ quá. Cố gắng lắm má mới may cho cô được cái áo dài gấm mặc cưới. Còn tiền nhà trai đi quả bao nhiêu, trả tiền đám hết rồi, còn đâu nữa. Cô xếp xếp lại gối, nhìn chồng:

- Em...em mặc vậy quen rồi.
- Mai coi mua áo khác đi, chứ mặc vậy nhìn...quê lắm. Mất hứng tui rồi đó nghen!

Đèn tắt. Chồng làm cái chuyện cần làm. Cô thì cứ trân mình cố chịu cảm  giác xấu hổ, đau đớn xen lẫn ê chề. Không một chút cảm xúc của cái gọi là tình yêu. Đêm ấy, giông rất to. Gió như xé nát cả màn đêm hun hút.

 
Đó là ngày duy nhất trong suốt thời gian cô về làm vợ chồng gọi cô một tiếng " em ". Những ngày sau đó, cô như chiếc bóng lặng lẽ. Cô vừa thôi học, lại không có việc làm , của hồi môn cũng chẳng có chi. Nên suốt ngày cứ quanh quẩn trong nhà lau chùi, chợ búa, cơm nước. Đôi lúc muốn lại gần chồng, muốn nói cùng chồng, nhưng cứ mỗi lần chồng về với gương mặt lạnh tanh, thỉnh thoảng quát tháo cô ầm ĩ vì cơm không vừa miệng, là bao nhiêu lời muốn nói bay đi hết. Ba chồng cô là người tốt, ông thương cô lắm, nhưng cũng chẳng giúp gì được cho cô, chỉ an ủi cô ráng chịu đựng : "  Chắc tại chồng con đang có khó khăn gì trong trường chăng ? " .

Nhưng ba cũng không an ủi được cô lâu. Một cơn đột quđã mang ba đi trong tích tắc. Má chồng lại cho cô mang điềm gở về nhà, sợ cũng ...tích tắc đi theo ba, nên bà đã cho vợ chồng cô ra riêng. Chính là cái chòi giữa ruộng này. Dĩ nhiên, chồng vẫn còn nhà để về, vẫn còn nơi đđùm túm, bù khú. Còn cô, biết vđâu? Có lần, chịu không nỗi những cay nghiệt của chồng, cô cũng lén bắt xe đò về quê, định thưa với má. Nhưng về nhà, vừa mở miệng, thì má đã khuyên : 
Bây ráng ăn ở sao cho ba má hãnh diện với xóm làng, chvừa gbây đi, được vài tháng bây ôm đồ về, hàng xóm người ta dị nghị, tao sống sao nỗi . Chồng thì mày phải nhịn, kệ, nó nói gì nói, miễn nó hổng bỏ bây là được rồi. Chứ hở chút đòi thôi, cái thđó là con gái hư, mày biết không ?... 

Má nói nhiều, nhiều lắm... Cô chẳng nhđược gì, chỉ biết giờ ngay cả chốn cũ của mình, với  cô, cũng dường như xa xôi quá...





- Làm đéo gì ra đây ngồi ? Cô nhớ thằng nào chứ gì ?

Chồng thù lù đứng sau lưng cô tự bao giờ mà cô không biết.  Cô giật mình , ì ạch đứng dậy :

- Có gì đâu. Tại trong nhà nóng em ra ngồi ngoài này cho mát thôi.
- Nhà làm quái gì mà hổng sắm được cây quạt. Ngủ nóng thấy mẹ ai ngủ cho được. 

Chồng cởi cởi hàng cúc áo, lấy cái quạt nan quạt lấy quạt để, lừ lừ nhìn cô:

- Chừng nào  sanh vậy ?
- Còn hơn tháng nữa thôi mình à.

Nghe chồng hỏi, cô mừng lắm. Cô đang lo không biết lỡ nửa đêm trở dạ biết kêu ai giữa đồng vắng này. Dù gì cũng là vợ chồng, cô vẫn hy vọng chồng sẽ...
Cô liệu sao mà liệu đi nha. Tui đi công lên chuyện xuống, không có rảnh đâu mà lo. Cô coi về má cô được thì về. Tự mà sắp xếp. Đừng có việc lớn việc nhỏ gì cũng lôi chồng vào. Mấy cái chuyện đẻ đái này đừng làm phiền tui đó.

Nói xong, chồng thủng thỉnh đứng dậy , với tay lấy cái nón đội lên đầu, bước ra chòi, không quên lầu bầu :

- Má nó! Nắng gì dữ vậy trời ? À, tui qua nhà má tui ở, hổng có về đây nữa, Khi nào cô về quê đẻ, nhớ cho tui hay. Tính vậy đi nha. Có vậy thôi mà cũng đợi chồng tính. Đúng là đồ đàn bà !

Tiếng xe chồng vụt đi, cắt hết mọi suy nghĩ, đưa cô về thực tại. Cô ra trước chòi. Một màu nắng trắng cả bụi , cay cay mắt. Những gốc rạ trơ lì đến chai sạn dường như muốn rực cháy lên dưới cái gay gắt ngây người. Cuối mùa rồi sau mưa chẳng thấy. Chỉ mịt mờ cái nhớ mông lung. Không biết ngày mai mẹ con cô sẽ vđâu. " Thuyền theo lái, gái theo chồng ". Có còn đường về nào cho cô không ? Bất giác, cô xoa xoa bụng, như xoa đứa con bé bỏng đang chòi đạp, buột miệng ầu ơi :
 u ơi ! 
Gió đưa cây cải về trời 
Rau răm lại chịu lời đắng cay... 



Đây là chuyện có thật, Tám kể lại thui, ở ngoài , người chồng ấy người thật việc thật còn đáng sợ hơn nhiều . Nhưng tất nhiên, đấy không phải là chồng Tám rùi, chứ chồng như thế thì...hì hì, xin lỗi, cho em cứ mãi là Tám ế còn hơn ! Và chuyện xảy ra vào những năm giữa thập niên 80, cách đây cũng...lâu lâu rồi ... giờ mới nhớ ra...tám tiếp thui...