Con nắng cuối ngày đổ dài lên bóng cô đầy khắc khổ. Cô đi tới đi lui ra vẻ sốt ruột. Đi chán, cô ngồi tựa lên chiếc xe cup cũ nát, đến cả cái đèn xe rớt ra cũng chả buồn gắn lại. Nhìn bộ dạng của cô, thật không ai nghĩ cô vừa nhón nhén ba mươi và một nách hai con nhỏ. Cô có dáng vẻ gầy quắc của một bà cô ở hàng U 40 hơn. Đáng tội !
Có tiếng xe máy, mặt cô chợt giãn hẳn ra, rồi...chùng lại. Chồng cô, à không, người cô từng gọi là chồng đã về. Sau lưng đèo theo cô vợ mới. Trông thấy cô, mặt người vợ mới sa sầm xuống, vừa leo xuống, vừa lấy giỏ trước xe, nguýt chồng :
- Mới về đã bực rồi. Lẹ lẹ vô đó.
Nói xong, cô vợ trẻ vào nhà, đóng cửa rầm một cái. Con gà đá đang lớ ngớ đứng trong lồng gần đấy , hoảng hồn nhảy cẫng, kêu chí chóe, đạp cánh loạng xạ cả lên.
Người đàn ông với gương mặt khá sáng sủa, liếc nhìn cô, hỏi :
- Vô đây chi dzạ ?
- Ba tháng rồi anh không gởi tiền cho mẹ con tui, giờ thằng nhỏ nó đang nằm viện mấy ngày nay, tui hổng biết chạy đâu nên vô hỏi anh.
Cô than thở, chẳng dám nhìn anh . Thật lòng cô cũng chả muốn bước vào con ngõ này, cũng không muốn quay lại ngôi nhà từng một thời cho cô bao nhiêu nụ cười và có cả nước mắt. Nhưng giờ thằng bé lâm vào cảnh này, cô đành muối mặt tìm anh vậy.
- Thôi, về đi, ít bữa có tiền tui đưa, chứ giờ kẹt quá.
Anh vừa nói, vừa móc thuốc ra, châm lửa hút.
- Ba tháng rồi chứ phải mới đây đâu mà anh kêu kẹt.
Cô vẫn cố nài nỉ, cố vờ không thấy vẻ mặt không chút biểu cảm của anh.
- Giờ không có đồng nào rồi sao ? Đứng la hoài tui cũng có tiền đâu.
- Nhưng con đang bịnh mà ! Cô nhìn anh trân trối.
Anh không nhìn cô, những vòng khói cứ lởn vởn .
- Bé nhỏ trong nhà cũng bịnh mấy bữa giờ kìa. Tiền không có.
Cô bắt đầu thấy nóng ran . Nỗi tức giận , uất ức dâng ngang cổ. Con nào chả là con, một mình cô làm sao sinh ra được hai đứa chúng nó chứ ?! Ngày Tòa xử ly hôn và bảo anh trợ cấp nuôi con 500.000 đồng mỗi tháng, cô đã thấy không hiểu người ta dựa vào cái gì để tính ra con số ấy là ...thỏa đáng. Nếu cô giàu có, cô cũng chả cần cái trợ cấp bố thí ấy. Nhưng, cô học hành không tới nơi tới chốn, suốt ngày bám đường với xe nước mía, sáng với gánh bún nhỏ xíu, bữa đắt bữa ế, nên cô đành nhủ , thì thôi, được thêm chút nào hay chút ấy. Có còn hơn không. Vậy mà ...
- Anh là ba nó, không kêu anh tui kêu ai.
Anh vẫn lạnh tanh, không nói. Đàn ông lạ kỳ, lúc kiêu hãnh cũng lạnh lùng, và cả lúc chẳng tốt đẹp gì cũng cố gắng ..lạnh lùng cho ra phần cao ngạo. Nhưng cô thì khác. Cô là đàn bà. Không việc gì phải sỉ diện khi con cô đang cần tiền, nó đang chờ cô về, cô cũng không đủ khôn khéo để nói gần xa . Có bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu ấm ức trong đầu, cô nhổ toẹt ra hết. Có phải làm ông này bà nọ gì mà sợ mất mặt. Cái xóm nhỏ bắt đầu huyên náo. Những cái đầu thập thò ngó ra cửa, những cặp mắt tò mò, lời xì xầm bắt đầu rủ rỉ. Cô kệ hết, kiểu gì cũng phải có tiền . Cô không có thời gian để ý tới những ánh nhìn của bất kỳ ai nữa. Cô chỉ cần lương tâm anh mở mắt. Cần vậy thôi.
- Gì mà mày la um sùm vậy ? Có gì từ từ nói . Còn có tao ở đây mà mày la lối trước cửa nhà tao vậy hả ?
Bà má chồng cô, không hiểu nãy giờ ở đâu trong nhà, giờ mới lò dò bước ra. Gương mặt đầy mỡ của bà như chảy ra dưới cái nắng gay gắt.
- Má coi , ba tháng rồi ảnh không đưa con một đồng nào. Giờ thằng nhỏ bịnh vào viện cả tuần nay, con hết xoay nỗi mới chạy vô hỏi ảnh, ảnh kêu không có. Hỏi má, vậy má có chịu nỗi không chứ ?
Cô vẫn gọi bà bằng má. Dù không còn là dâu, nhưng cô quen vậy rồi. Một ngày gọi má thì cả đời vẫn là má. Người ta có thể ruồng rẫy mẹ con cô, nhưng cô thì vẫn nhớ cái ngày một tiếng bà cũng ới " vợ thằng Phi ơi ! ", hai tiếng cũng " vợ thằng Phi à ! "...
- Nó không tiền mày ơi, chứ có nó đưa mày rồi để làm chi. Thôi, mày về đi, để tao mượn đâu được rồi tao chạy ra đưa cho. Chứ giờ mày la um sùm vậy có được gì đâu. Nó có đồng nào đâu mà mày la.
Cô thấy nghẹn. Cô cứ tưởng có má ra, dù sao cũng phận đàn bà như nhau, má sẽ nói chồng giúp cô. Hồi mấy đứa nhỏ còn ở đây, sáng nào má cũng chở tụi nó đi ăn sáng. Thằng nhỏ, má từng ôm nó ngồi ru ở cái hiên này nè. Vậy mà thoắt một cái, rũ sạch, không vương vấn gì. Nhẹ tênh.
Cô cố gắng lảm nhảm vài câu. Cả lời nói cũng bạc màu như cái áo cô đang mặc. Nhàu nhĩ chả muốn nhìn. Anh mon men lại gần cái lồng , bâng quơ lấy cọng cỏ nghịch cùng con gà đang hăng tiết. Bà má kéo ghế ra ngồi cạnh cô, vừa cắt móng tay, vừa nghe cô lào xào, lâu lâu an ủi cô vài câu rất đàn bà. Cô tỉ tê chán , cũng chẳng có gì ngoài cái hẹn : " để mai tính ". Lì lợm cũng chẳng ăn thua gì khi lòng người đã đổ bê tông. Cô về, bỏ lại sau lưng bao ánh mắt thương hại có, tò mò có, cười cợt , hả hê cũng có . Tiếng xe tạch tạch ngang phè như khi cô đến. Chẳng ai muốn nghe cái âm thanh phải gió ấy. Nắng cuối ngày bấu víu cô gậm nhấm. Biết đi đâu xoay tiền giờ đây ? Con ơi là con !!!
Anh vẫn lạnh tanh, không nói. Đàn ông lạ kỳ, lúc kiêu hãnh cũng lạnh lùng, và cả lúc chẳng tốt đẹp gì cũng cố gắng ..lạnh lùng cho ra phần cao ngạo. Nhưng cô thì khác. Cô là đàn bà. Không việc gì phải sỉ diện khi con cô đang cần tiền, nó đang chờ cô về, cô cũng không đủ khôn khéo để nói gần xa . Có bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu ấm ức trong đầu, cô nhổ toẹt ra hết. Có phải làm ông này bà nọ gì mà sợ mất mặt. Cái xóm nhỏ bắt đầu huyên náo. Những cái đầu thập thò ngó ra cửa, những cặp mắt tò mò, lời xì xầm bắt đầu rủ rỉ. Cô kệ hết, kiểu gì cũng phải có tiền . Cô không có thời gian để ý tới những ánh nhìn của bất kỳ ai nữa. Cô chỉ cần lương tâm anh mở mắt. Cần vậy thôi.
- Gì mà mày la um sùm vậy ? Có gì từ từ nói . Còn có tao ở đây mà mày la lối trước cửa nhà tao vậy hả ?
Bà má chồng cô, không hiểu nãy giờ ở đâu trong nhà, giờ mới lò dò bước ra. Gương mặt đầy mỡ của bà như chảy ra dưới cái nắng gay gắt.
- Má coi , ba tháng rồi ảnh không đưa con một đồng nào. Giờ thằng nhỏ bịnh vào viện cả tuần nay, con hết xoay nỗi mới chạy vô hỏi ảnh, ảnh kêu không có. Hỏi má, vậy má có chịu nỗi không chứ ?
Cô vẫn gọi bà bằng má. Dù không còn là dâu, nhưng cô quen vậy rồi. Một ngày gọi má thì cả đời vẫn là má. Người ta có thể ruồng rẫy mẹ con cô, nhưng cô thì vẫn nhớ cái ngày một tiếng bà cũng ới " vợ thằng Phi ơi ! ", hai tiếng cũng " vợ thằng Phi à ! "...
- Nó không tiền mày ơi, chứ có nó đưa mày rồi để làm chi. Thôi, mày về đi, để tao mượn đâu được rồi tao chạy ra đưa cho. Chứ giờ mày la um sùm vậy có được gì đâu. Nó có đồng nào đâu mà mày la.
Cô thấy nghẹn. Cô cứ tưởng có má ra, dù sao cũng phận đàn bà như nhau, má sẽ nói chồng giúp cô. Hồi mấy đứa nhỏ còn ở đây, sáng nào má cũng chở tụi nó đi ăn sáng. Thằng nhỏ, má từng ôm nó ngồi ru ở cái hiên này nè. Vậy mà thoắt một cái, rũ sạch, không vương vấn gì. Nhẹ tênh.
Cô cố gắng lảm nhảm vài câu. Cả lời nói cũng bạc màu như cái áo cô đang mặc. Nhàu nhĩ chả muốn nhìn. Anh mon men lại gần cái lồng , bâng quơ lấy cọng cỏ nghịch cùng con gà đang hăng tiết. Bà má kéo ghế ra ngồi cạnh cô, vừa cắt móng tay, vừa nghe cô lào xào, lâu lâu an ủi cô vài câu rất đàn bà. Cô tỉ tê chán , cũng chẳng có gì ngoài cái hẹn : " để mai tính ". Lì lợm cũng chẳng ăn thua gì khi lòng người đã đổ bê tông. Cô về, bỏ lại sau lưng bao ánh mắt thương hại có, tò mò có, cười cợt , hả hê cũng có . Tiếng xe tạch tạch ngang phè như khi cô đến. Chẳng ai muốn nghe cái âm thanh phải gió ấy. Nắng cuối ngày bấu víu cô gậm nhấm. Biết đi đâu xoay tiền giờ đây ? Con ơi là con !!!
Nhìn cô khuất dần sau ngõ, anh vươn vai đứng dậy, vặn mình mấy cái rõ to , gọi vợ ầm ĩ :
- Chán quá ! Đi siêu thị em ui !
Chả đợi cô vợ trả lời, bà má vừa phủi phủi mấy cái móng tay nham nhở vướng trên áo, vừa ha hả :
- Ê, mày đi nhớ mua cho tao mấy hộp kem, nóng quá ăn cho mát mày ui !
xong, sực nhớ ra chuyện ban nãy, bà quay sang nhìn anh gật gù :
- Cái con đó nó làm tiền mày đó. Kệ, mày làm vậy cho tao, vài lần là nó sợ không dám vô hỏi tiền mày nữa hà.
Anh cười hiền hiền, tay hất mái tóc đang rũ xuống trước trán một cách tài tử , không nói gì. Trên gương mặt thông minh ngời ngời niềm kiêu hãnh. Anh quay xe lại, ngồi chờ cô vợ trẻ. Mắt dõi ra xa xa đầu ngõ.
Ngày nghiêng dần sát mép đường lồi lõm, lỗ chỗ đá cuội . Chỉ còn những tia nắng cuối ngày yếu ớt, tuyệt vọng bám víu. Vô dụng thôi. Và rồi, tắt nắng hẳn. Không còn gì.
Trời dìu dịu mát, thênh thênh gió. Anh bất chợt nghĩ tới tiếng xe tịch tàng của cô vợ cũ, chợt thấy rùng mình. Rồi buông tiếng thở phào nhẹ nhõm.