Những lùm xùm của giới giải trí mấy hôm nay, từ cái chuyện nàng VN- Can Lộ Lộ bị cấm diễn , đến lời qua tiếng lại của các bậc đa đề và đám hậu sanh làng nhạc Việt... Nghe riết phát sốt. Bất chợt tui nghĩ tới chuyện của cá nhân mình . Chẳng dính dáng gì tới mấy lùm sùm đang hot ấy cả. Rồi nhận thấy, thắng - thua, ai đúng - ai sai, chả quan trọng, với tui, vẫn là cách ứng xử của người trong cuộc.
Khi tui còn nhỏ, nội tui cứ dạy tui là : " con chó chạy ngang, tao mà nói con mèo, thì mày cũng phải nói con mèo. Chứ trả treo với tao là tao vả rớt răng. Con cái là không được cãi ông bà cha mẹ bất cứ cái gì ..." Nguyên văn đó, tui thuộc như in vì ngày nào nội tui cũng ra rả như vậy. Lần nào đánh đòn tui xong, nội tui đều hỏi một câu : " Mày thấy tao quoánh mày oan hay ưng ? " . Và dĩ nhiên câu trả lời luôn là câu nội muốn nghe chứ không phải câu tui muốn nói.
Tui nhớ, nhớ rất rõ, lúc tui mới vào lớp 6, nhỏ em họ ở cùng tui lớn hơn tui 1 tuổi. Nó rất ngoan, lại có mẹ bên cạnh, học giỏi vô cùng, nên được xem như bảo bối. Lời nó nói luôn đúng và chính xác hơn tui, một đứa chẳng khác nào mồ côi, loi nhoi lục lọi cả ngày, thỉnh thoảng còn đánh nhau ở trường để cô mắng vốn nội. Tuy nhiên, có một lần , nhỏ em họ tui làm một chuyện sai, nội tui hỏi ai làm, nhỏ sợ, và ... chỉ qua tui. Tui cương quyết phản đối. Kết quả là tui bị đòn một trận thừa chết thiếu sống, nội tui đánh tới khi nào tui nhận tội thì thôi. Và cuối cùng, tui đã phải nhận cái tội mình không làm , nhưng, mãi mãi, mấy chục năm rồi, tui vẫn không thể nào quên cái ánh mắt hèn nhát của nhỏ em họ nhìn tui lúc tui bị đánh. Hồi đó, tui giận nó, tui không nói chuyện với nó, tui né không đi học cùng nó, vậy là tui lại được khuyến mãi bị đòn tập hai vì tội " ích kỷ, nhỏ mọn. Nó là em mày, mày sai mà còn mặt nặng mặt nhẹ ...". Vậy đó.
Tại sao người lớn nói gì, làm gì cũng luôn là đúng ? Tại sao phải buộc những đứa trẻ như tui ngày xưa phải mặc nhiên răm rắp nghe theo không được cãi ? Nói thật, có lẽ vì tui cũng khá hiền, loi nhoi vậy nhưng không để bụng chuyện gì. Suy cho cùng, tui nghĩ, nội đánh tui oan cũng vì cá nhân tui không tốt , nếu tui ngoan hiền y như nhỏ em họ tui, nếu tui có ba có mẹ bên cạnh mình , nếu tui chưa bao giờ làm nội phật ý một điều gì, thì có lẽ, nội đã không kết tội oan cho tui như vậy. Chứ nếu đổi lại là một người có cá tính mạnh mẽ, có cái tôi quá lớn, ắt hẳn sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Lúc ấy, trách ai đây ? Trách người lớn gieo sóng gió hay trách trẻ con nông nỗi , háu thắng ? Và dẫu có trách ai, thì việc cũng đã rồi. Có muốn quay lại cũng không được nữa .
Nên chăng, người lớn trước khi nói cũng học cách uốn lưỡi bảy lần, trẻ con khi bị mắng , dù oan hay ưng , cũng nên nhịn rồi lựa lúc người lớn vui vẻ, nhỏ nhẹ trình bày, chắc hẳn, mọi người sẽ cởi mở hơn. Người ta sai, muốn phê bình góp ý, cũng nên lựa lời mà nói, đừng vịn vào câu : " thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng " rồi trút xối xả vào tai người ta những câu khó nghe như vậy . Ngay cá nhân tui, thuốc đắng quá, mỗi lần cho con tui uống thuốc, nó biểu tình không chịu uống. Tui phải cho thêm đường, tìm cách dỗ dành mãi, nó mới chịu uống. Nhờ vậy mới khỏi bịnh. Nói thiệt, nếu thuốc đắng nghét như thế , mà tui một hai đổ vô miệng nó, bắt nó ngoan ngoãn uống, chắc chắn, nó sẽ phun ra, hoặc ói, hay tệ hơn là nó hất đổ cả chén thuốc. Còn đằng này, sai thì rõ ràng là sai rồi, nhưng cái cách chúng ta chửi cái sai của người, có ai dám bảo mình hoàn toàn đúng ? Tại sao mắng người ta lại lôi cả dòng họ người, xuất thân người, trình độ người ra chà đạp ? Thậm chí có người hùng hồn bảo nếu lỡ gặp ngoài đường là ...đánh cho phù mỏ ( ?! - nói không biết có dám làm và làm được hay không nữa ?! ). Nếu đổi lại là chúng ta , nói chuyện nhỏ xíu thui, viết blog chơi cho bà con đọc, ai khen ta thì ta cười tủm tỉm, khoái muốn chít trong lòng. Ai chê ta, nói lời khó nghe, ngay lập tức, ta cũng xù lông xù cánh nhoi nhoi lại chứ có ai chịu cười hì hì nói cảm ơn chân thành không ?
Tui nhớ, nhớ rất rõ, lúc tui mới vào lớp 6, nhỏ em họ ở cùng tui lớn hơn tui 1 tuổi. Nó rất ngoan, lại có mẹ bên cạnh, học giỏi vô cùng, nên được xem như bảo bối. Lời nó nói luôn đúng và chính xác hơn tui, một đứa chẳng khác nào mồ côi, loi nhoi lục lọi cả ngày, thỉnh thoảng còn đánh nhau ở trường để cô mắng vốn nội. Tuy nhiên, có một lần , nhỏ em họ tui làm một chuyện sai, nội tui hỏi ai làm, nhỏ sợ, và ... chỉ qua tui. Tui cương quyết phản đối. Kết quả là tui bị đòn một trận thừa chết thiếu sống, nội tui đánh tới khi nào tui nhận tội thì thôi. Và cuối cùng, tui đã phải nhận cái tội mình không làm , nhưng, mãi mãi, mấy chục năm rồi, tui vẫn không thể nào quên cái ánh mắt hèn nhát của nhỏ em họ nhìn tui lúc tui bị đánh. Hồi đó, tui giận nó, tui không nói chuyện với nó, tui né không đi học cùng nó, vậy là tui lại được khuyến mãi bị đòn tập hai vì tội " ích kỷ, nhỏ mọn. Nó là em mày, mày sai mà còn mặt nặng mặt nhẹ ...". Vậy đó.
Tại sao người lớn nói gì, làm gì cũng luôn là đúng ? Tại sao phải buộc những đứa trẻ như tui ngày xưa phải mặc nhiên răm rắp nghe theo không được cãi ? Nói thật, có lẽ vì tui cũng khá hiền, loi nhoi vậy nhưng không để bụng chuyện gì. Suy cho cùng, tui nghĩ, nội đánh tui oan cũng vì cá nhân tui không tốt , nếu tui ngoan hiền y như nhỏ em họ tui, nếu tui có ba có mẹ bên cạnh mình , nếu tui chưa bao giờ làm nội phật ý một điều gì, thì có lẽ, nội đã không kết tội oan cho tui như vậy. Chứ nếu đổi lại là một người có cá tính mạnh mẽ, có cái tôi quá lớn, ắt hẳn sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Lúc ấy, trách ai đây ? Trách người lớn gieo sóng gió hay trách trẻ con nông nỗi , háu thắng ? Và dẫu có trách ai, thì việc cũng đã rồi. Có muốn quay lại cũng không được nữa .
Nên chăng, người lớn trước khi nói cũng học cách uốn lưỡi bảy lần, trẻ con khi bị mắng , dù oan hay ưng , cũng nên nhịn rồi lựa lúc người lớn vui vẻ, nhỏ nhẹ trình bày, chắc hẳn, mọi người sẽ cởi mở hơn. Người ta sai, muốn phê bình góp ý, cũng nên lựa lời mà nói, đừng vịn vào câu : " thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng " rồi trút xối xả vào tai người ta những câu khó nghe như vậy . Ngay cá nhân tui, thuốc đắng quá, mỗi lần cho con tui uống thuốc, nó biểu tình không chịu uống. Tui phải cho thêm đường, tìm cách dỗ dành mãi, nó mới chịu uống. Nhờ vậy mới khỏi bịnh. Nói thiệt, nếu thuốc đắng nghét như thế , mà tui một hai đổ vô miệng nó, bắt nó ngoan ngoãn uống, chắc chắn, nó sẽ phun ra, hoặc ói, hay tệ hơn là nó hất đổ cả chén thuốc. Còn đằng này, sai thì rõ ràng là sai rồi, nhưng cái cách chúng ta chửi cái sai của người, có ai dám bảo mình hoàn toàn đúng ? Tại sao mắng người ta lại lôi cả dòng họ người, xuất thân người, trình độ người ra chà đạp ? Thậm chí có người hùng hồn bảo nếu lỡ gặp ngoài đường là ...đánh cho phù mỏ ( ?! - nói không biết có dám làm và làm được hay không nữa ?! ). Nếu đổi lại là chúng ta , nói chuyện nhỏ xíu thui, viết blog chơi cho bà con đọc, ai khen ta thì ta cười tủm tỉm, khoái muốn chít trong lòng. Ai chê ta, nói lời khó nghe, ngay lập tức, ta cũng xù lông xù cánh nhoi nhoi lại chứ có ai chịu cười hì hì nói cảm ơn chân thành không ?
Túm lại, chuyện cũng chả có gì, cũng mong sao qua sự việc, mỗi người tự rút kinh nghiệm cho mình, rồi những ai không phận sự, cũng nên đừng đổ thêm dầu vào lửa. Nhìn những dây mơ rễ má chả ăn nhập gì tới họ cũng nhao nhao lên báo ký tên cho thêm phần xôm tụ ... Tui chợt nghĩ, nhiều khi người ngoài cuộc còn sốt sắng hơn cả người trong cuộc.
Bão đến , rồi bão cũng tự tan. Thời gian sẽ xoa dịu tất cả.
Bão đến , rồi bão cũng tự tan. Thời gian sẽ xoa dịu tất cả.
Ngẫm lại, lời của người xưa chuẩn vô cùng :
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau "
Tui biết, sẽ có người ném đá tảng vào đầu tui vì nói điều không trúng ý họ. Nhưng có sao đâu, cứ xem như có gạch đá để dành cất nhà vậy. Chứ không lẽ vì tui còn nhỏ, vì tui dốt, vì xuất phát điểm tui thấp kém thì tui không có quyền nêu chính kiến của mình à ?
Con mèo vẫn là con mèo, dù nội tui có bảo tui nó là con chó, thì tui vẫn cứ nghĩ nó là con mèo. Vậy thôi.