Má sợ, má không dám chạy về ngoại. Ngoại nó đã gần 90 tuổi rồi, má không muốn ba về dưới ấy, rồi ngoại sẽ sống sao? Ngoại sao chịu nỗi với điều tiếng của xóm làng. Má nó lúc nào cũng vậy. Nhiều khi nó thấy má nhu nhược, nó tức má lắm. Nhưng rồi, cũng đành buông tiếng thở dài. Đàn bà là vậy đó. Cứ hễ bỏ chồng trốn chạy như vậy, sẽ bị gắn cho bao cái tội danh không xóa nỗi . Cứ è mình ra chịu hết, nuốt hết vào lòng thì...được tiếng vợ ngoan dù cái tiếng ấy chẳng làm con người ta thôi khao khát . Đêm ấy, má cùng thằng em chen chúc ở với nó cùng hai cô bạn , co ro trên nền gạch lạnh lẽo. . Thao thức.
Nó có thói quen dậy sớm. Nhiều khi chẳng để làm gì. Chỉ mở cửa đứng nhìn con hẻm nhỏ còn đang ngái ngủ. Quán cà phê cốc đầu hẻm đang lạo xạo những giai điệu quen thuộc. " Nhớ khi xưa anh chở em, trên chiếc xe đạp cũ, áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè ... " . Lời ca trong trẻo vắt mình qua tán lá bàng đọng sương đêm , nhẹ nhàng lan đi trong cái se se lạnh. Sắp đến mùa Noel rồi. Cũng là sắp tết. Mùa đoàn tụ mà nhà nó giờ ra thế này đây? Thường đối với nó, tết chỉ đơn giản là cơ hội để kiếm được tiền. Năm nào nó cũng vật vờ ở Sài gòn đến mãi chiều 30 tết mới về quê để vừa kịp đón ông bà, rồi mùng 3, có khi mùng 4 đã lót tót bắt xe lên Sài Gòn. Giờ đây, nó hoang mang. Nó không biết phải làm gì . Qua tết, là nó chuẩn bị tốt nghiệp rồi. Vậy mà...
- Dậy sớm vậy con ?
Má đứng sau lưng nó tự bao giờ. Nó quay lại, nhìn má. Sau một đêm, hai mắt má sưng húp. Phờ phạc.
- Sao má ra đây làm chi ? Lỡ ba xuống bất tử, con giấu má đâu cho kịp ?
Nó đóng cổng nhà, kéo má đi vào phòng. Nhà nó trọ chỉ vỏn vẹn có 3 phòng thôi . Chủ nhà cùng một phòng nữa ở trên lầu. Phòng nó sát vách với phòng ba gã kia, cũng học chung trường với đám bạn cùng phòng nó, ở dưới đất . Bọn nó chơi với nhau thân lắm, xem nhau như người nhà. Hễ ai có chuyện, là cả đám cùng nhau giúp liền không so đo, suy nghĩ. Và tất nhiên, chuyện của má dù nó không kể, đám bạn nó cũng biết. Chỉ cách nhau bởi tấm ván mỏng ngăn phòng thôi, đến nỗi bên này thở dài, bên kia cũng nghe rõ mồn một.
Có tiếng thắng xe giục giã. Tiếng gọi cửa ầm ĩ. Là ba nó. Mặt má nó xanh méc. Thằng em nó co người nép sát vào má. Không ai bảo ai, tất cả im bặt. Mấy gã bạn nó biết chuyện, không đợi nó nói, đã vội kéo má cùng em nó sang phòng bên ấy, gom sạch đồ không để lại một dấu vết gì. Nó từ từ ra mở cổng .
- Ba mới xuống !
- Mẹ mày có xuống đây không ?
Ba vừa hỏi, vừa lao sồng sộc vào phòng nó. Mở toang cửa. Hai nhỏ bạn ở cùng đang học bài, vội vàng đứng dậy , chào rối rít:
Ba vừa hỏi, vừa lao sồng sộc vào phòng nó. Mở toang cửa. Hai nhỏ bạn ở cùng đang học bài, vội vàng đứng dậy , chào rối rít:
- Con chào bác !
Ba nó khẽ gật đầu. Căn phòng bé tí chỉ cần liếc nửa con mắt thôi cũng đã thấy... con gián dưới gầm bàn. Mặt ba nó ra chiều thất vọng. Nó ngơ ngác hỏi :
- Ủa ? Ba kiếm má ba xuống đây chi ? Bộ má không ở trên đó hả ?
Ba nó vừa châm thuốc, vừa đi ra trước cổng nhà, ngồi bệch xuống thềm nhà, gương mặt đầy đau khổ :
- Tao đi dạy về là không thấy má mày đâu . Bả dẫn thằng Út đi luôn. Lấy sạch đồ trong nhà. Tao không biết bả đi đâu mới bỏ dạy đi kiếm bả qua nay nè .
Nó ra vẻ lo lắng :
- Ba với má có cãi nhau không mà má đi ? Sao má đi mà không nói với ba kỳ vậy ?
Nó hỏi, và mong được nghe sự thật từ ba nó. Ba nó không nhìn nó, buông lời buồn tênh :
Nó hỏi, và mong được nghe sự thật từ ba nó. Ba nó không nhìn nó, buông lời buồn tênh :
- Tao có biết gì đâu. Lo đi dạy nuôi vợ nuôi con mà giờ...
Nó xúc động. Xúc động đến nỗi muốn lột cái mặt nạ đau khổ kia ra, nhưng nó vẫn tỉnh bơ, im lặng, buông bộ mặt tâm trạng không kém, ngồi xuống cạnh ba nó. Lần đầu tiên trong suốt 20 năm, nó mới ngồi gần ba như thế. Gương mặt ba nó sạm đen, đầy khắc khổ. Nó nhìn thẳng vào đôi mắt đăm chiêu cố tình không nhìn nó. Nó muốn thấy một cái chớp mắt bối rối - nhưng tuyệt nhiên không có. Và nó chợt nghĩ , nó cũng giống ba đó chứ. Cũng thích đeo mặt nạ. Như lúc này đây, nó chỉ muốn hét lên, muốn nói với ba đừng tin vào cái mặt ngơ ngơ , ngây thơ tội nghiệp của nó . Cũng như nó, cố gắng mấy cũng không thể tin vào những gì ba nói. Tại sao ba không thừa nhận rằng trong lúc nóng giận, ba ...lỡ tay chẳng hạn. Nó muốn từ miệng ba thốt lên điều ấy. Nhưng...vẫn là vậy. Ba nó luôn diễn tròn vai một người đàn ông gương mẫu. Ba kể nó nghe những đổi thay của má, những lần má trốn nhà đi chơi, những lạnh lùng hắt hủi của má dành cho ba... Nhưng ba lại quên rằng, nó cũng có lúc được chứng kiến sự " tận tâm " của ba dành cho má như thế nào mà ! Và nó, vẫn tiếp tục làm khán giả trung thành vỗ tay vì vai diễn để đời của ba lúc này . Nó lặng lẽ, cười nhạt. Lời ba nó đều đều. Lúc trầm lúc bổng, lúc nấc nghẹn đầy tuyệt vọng... Không gian xung quanh lặng thinh . Chỉ có tiếng ba nó nhẹ tênh. Nó biết, mấy đứa bạn nó im lặng để nghe. Dù chuyện chả đẹp mặt gì, nhưng...kệ, có giấu cũng chẳng giấu được. Có tô phấn trét son thì đến lúc nào đó cũng phải... rửa mặt. Nó chả quan tâm đến mọi người xung quanh nghĩ gì về gia đình nó, trong đầu nó lúc này, chỉ nghĩ đến cách nào để ba nó đi khỏi đây mà thôi.
- Trưa rồi, ba vô phòng nghỉ đỡ đi, con đi chợ tranh thủ nấu cơm ăn. chút còn đi học nữa. Chuyện của má , con cũng đâu biết làm gì đâu.
Nó lí nhí, buồn thiu nho nhỏ, tay vân ve vạt áo . Ba nó đứng dậy , phủi quần, với tay lấy cái nón đội lên đầu :
- Thôi, má mày không có đây thì tao đi. Để tao chạy về dưới ngoại xem má mày có về đó không. À, khi nào bả ghé , mày nhớ gọi về ngoại cho tao biết mà lên đón má mày về . Chứ để bả đi lang thang vậy thằng Út học hành gì được ...
Nó dạ, ngoan ngoãn mở cổng, lặng lẽ đứng nhìn dáng ba nó khuất sau ngõ. Đánh rơi tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nắng vẫn vàng ươm nhảy múa. Trong nhà nó bắt đầu lục tục tiếng đẩy cửa phòng. Đám bạn trọ xôn xao bàn tính .
Ở Sài Gòn này, ở thêm một người là thêm tiền. Nhưng căn phòng nó bé xíu, không thể giữ má và em nó được lâu. Dù gì em nó cũng còn đang đi học. Nghỉ học ngang như vậy là mất hẳn cả năm rồi. Điểm yếu của đàn bà là con. Cứ có chuyện gì, đem con ra uy hiếp, thì tan như bọt xà phòng ngay. Giờ này má không thể về ngoại liền được. Ba nó đang về đấy. Nó đoán thế nào ba cũng quần ngoại ít nhất 2, 3 hôm để canh đón má nó. Và cho dù má có về ngoại, nơi ấy làm gì ra tiền để ăn đây ? Ngoại nó già rồi, chỉ có cái vườn bé xíu với dăm hàng dừa lơ ngơ, cả năm bán dừa không biết có lấy nỗi được dăm ba triệu đồng không nữa ? Ngoại sống chủ yếu nhờ mấy dì gởi tiền về lo cho ngoại. Cái vùng quê nghèo lắt lẻo , chả thơ mộng hay đẹp gì như câu hát : " ai đứng bên bóng dừa, tóc dài bay trong gió...". Ở nơi ấy, nó chỉ thấy , để đổi lấy tiền, người ta phải oằn mình ra móc từng sọt đất dưới rạch, rồi hì hục khiêng vào nhà đổ đất nền, một lần bò lên bò xuống, đi ngắc ngứ như thế là được trả 500 đồng cơ đấy ! Nghe mà buồn cười. Má về ấy, chỉ thêm gánh nặng, bó thêm vòng lẩn quẩn mà thôi. Dù gì Sài Gòn cũng dễ kiếm ăn, chỉ cần gạt bỏ mọi sỉ diện, tự ái, cũng không khó để tìm chén cơm để sống. Người ta vẫn nói : " nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất " . Nó bảo má hay là nhân lúc ba đang ở ngoại, má quay trở lại nơi má chạy trốn, rút học bạ cho em, rồi ...chạy về nội đi, thưa chuyện cùng nội và gởi thằng Út cho nội để em còn được đi học. Má và nó ở Sài Gòn, cố gắng nhín nhút thì cũng có chút đỉnh gởi về . Em nó về nội ở thì không có lý do gì để ba nó tìm má nó nữa. Nó tính thế. Má nó vẫn vậy, lúc nào cũng...hiền lành đến tội. Ngoài việc ...làm theo, dường như, cả đời má, đến lúc này, chưa bao giờ má làm một việc gì có chính kiến của riêng mình. Cũng may là nó không giống má khoản ấy .Nếu không, có lẽ giờ này , nó so với đám lục bình , cũng chả khá hơn là mấy. Vất vưởng nhờ con nước. Cứ thế mà trôi.
Ngay trưa hôm đó, nó chở má đến nhà người ta . Những vòng quay xe đạp oằn mình dưới nắng. Rát bỏng cả mặt đường. Chẳng biết ngày mai sẽ ra sao, cái gì đang đợi ở phía trước. Nó chỉ biết cong lưng đạp, cứ cắm đầu nằng nặng đạp. Từng vòng xe kẽo kẹt chẳng muốn đi. Không ai nói với ai một câu nào. Má lặng im, nó cũng lặng im. Mải mê đuổi theo những lan man suy nghĩ.
Nắng vẫn giòn tan, reo tanh tách, hí hoáy đùa dai níu từng nếp áo. Dòng người hối hả ngược xuôi rượt đuổi nhau . Phố xôn xao , chông chênh . Vỡ loang màu nắng.
Loang đi. Loang đi....
- Trưa rồi, ba vô phòng nghỉ đỡ đi, con đi chợ tranh thủ nấu cơm ăn. chút còn đi học nữa. Chuyện của má , con cũng đâu biết làm gì đâu.
Nó lí nhí, buồn thiu nho nhỏ, tay vân ve vạt áo . Ba nó đứng dậy , phủi quần, với tay lấy cái nón đội lên đầu :
- Thôi, má mày không có đây thì tao đi. Để tao chạy về dưới ngoại xem má mày có về đó không. À, khi nào bả ghé , mày nhớ gọi về ngoại cho tao biết mà lên đón má mày về . Chứ để bả đi lang thang vậy thằng Út học hành gì được ...
Nó dạ, ngoan ngoãn mở cổng, lặng lẽ đứng nhìn dáng ba nó khuất sau ngõ. Đánh rơi tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nắng vẫn vàng ươm nhảy múa. Trong nhà nó bắt đầu lục tục tiếng đẩy cửa phòng. Đám bạn trọ xôn xao bàn tính .
Ở Sài Gòn này, ở thêm một người là thêm tiền. Nhưng căn phòng nó bé xíu, không thể giữ má và em nó được lâu. Dù gì em nó cũng còn đang đi học. Nghỉ học ngang như vậy là mất hẳn cả năm rồi. Điểm yếu của đàn bà là con. Cứ có chuyện gì, đem con ra uy hiếp, thì tan như bọt xà phòng ngay. Giờ này má không thể về ngoại liền được. Ba nó đang về đấy. Nó đoán thế nào ba cũng quần ngoại ít nhất 2, 3 hôm để canh đón má nó. Và cho dù má có về ngoại, nơi ấy làm gì ra tiền để ăn đây ? Ngoại nó già rồi, chỉ có cái vườn bé xíu với dăm hàng dừa lơ ngơ, cả năm bán dừa không biết có lấy nỗi được dăm ba triệu đồng không nữa ? Ngoại sống chủ yếu nhờ mấy dì gởi tiền về lo cho ngoại. Cái vùng quê nghèo lắt lẻo , chả thơ mộng hay đẹp gì như câu hát : " ai đứng bên bóng dừa, tóc dài bay trong gió...". Ở nơi ấy, nó chỉ thấy , để đổi lấy tiền, người ta phải oằn mình ra móc từng sọt đất dưới rạch, rồi hì hục khiêng vào nhà đổ đất nền, một lần bò lên bò xuống, đi ngắc ngứ như thế là được trả 500 đồng cơ đấy ! Nghe mà buồn cười. Má về ấy, chỉ thêm gánh nặng, bó thêm vòng lẩn quẩn mà thôi. Dù gì Sài Gòn cũng dễ kiếm ăn, chỉ cần gạt bỏ mọi sỉ diện, tự ái, cũng không khó để tìm chén cơm để sống. Người ta vẫn nói : " nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất " . Nó bảo má hay là nhân lúc ba đang ở ngoại, má quay trở lại nơi má chạy trốn, rút học bạ cho em, rồi ...chạy về nội đi, thưa chuyện cùng nội và gởi thằng Út cho nội để em còn được đi học. Má và nó ở Sài Gòn, cố gắng nhín nhút thì cũng có chút đỉnh gởi về . Em nó về nội ở thì không có lý do gì để ba nó tìm má nó nữa. Nó tính thế. Má nó vẫn vậy, lúc nào cũng...hiền lành đến tội. Ngoài việc ...làm theo, dường như, cả đời má, đến lúc này, chưa bao giờ má làm một việc gì có chính kiến của riêng mình. Cũng may là nó không giống má khoản ấy .Nếu không, có lẽ giờ này , nó so với đám lục bình , cũng chả khá hơn là mấy. Vất vưởng nhờ con nước. Cứ thế mà trôi.
...................................
Sáng nay nó chở má ra Trung tâm giới thiệu việc làm tìm việc. Công
việc dạy kèm của nó cũng tìm được từ đây. Má nó không được học hành đến
nơi đến chốn, vì thời ấy, hình như con gái ít có ai học cao lắm. Nó vẫn
thường nghe nội mắng mỗi khi nó xin tiền đóng tiền học lúc còn ở quê : " học cho lắm
để biết chữ viết thư cho trai à ? ". Bà nội nó cũng chỉ vừa biết viết
là đã thôi học , bỏ trường đi chạy chợ rồi. Một quan niệm cũng lạ.
Nó
căng mắt ra đọc những thông tin trên cái bảng to đùng, nham nhở những mảnh giấy dán thông tin tuyển dụng dựng trước cửa trung
tâm . Chen chúc cùng nó là bao người mang gương mặt đầy hy vọng. Gần cuối
năm, ai cũng muốn tìm một việc gì đó để kiếm tiền xài tết. Má đứng nép
sát vào góc tường chờ đợi. Nắng vẽ lên người má từng vòng loang lỗ. Có
lẽ, má chưa bao giờ đến những nơi này. Mặt má đầy căng thẳng, âu lo. Nó
chen ra khỏi đám người, đến bên má :
- Ở đây , chỉ có
việc phụ bán quán ăn và giúp việc nhà là con thấy má làm được thôi. Phụ
quán thì làm ca, khuya đi sớm, xế về. Còn giúp việc nhà thì người ta bao
ăn ở. Má coi cái nào thì con vào con hỏi nha má.
Môi
má mím chặt, cố ngăn hờn tủi. Nó hiểu, hiểu hết cái cảm giác của má chứ.
Dù gì má nó cũng đang làm trong Hội Phụ Nữ của xã trên ấy, cũng đi vận
động , hòa giải cho bao người, cũng có nhà cửa, vườn tược riêng mà giờ
phải bỏ hết tất cả, bắt đầu lại từ đầu bằng những công việc tận cùng này
đây. Giá như nó có thể lo cho má, nó cũng không muốn má phải như thế
này đâu. Nhưng với suy nghĩ của nó, một thực tế dù đau nhưng không thể
né : cái ăn còn chưa có, tiền đóng tiền nhà chưa có, thì đừng nghĩ gì
tới cái sỉ diện bé con này. Mà bưng bê thì đã sao? Giúp việc nhà thì đã
sao ? Cũng là một công việc chân chính như bao công việc khác. Nghĩ thì
nghĩ vậy, nhưng để gạt bỏ cái suy nghĩ mặc cảm buốt rát này , không dễ chút nào. Nhưng
có đôi lúc, đời không cho ai quá nhiều chọn lựa. Và được chọn trong
tình cảnh này, cũng đã là xa xỉ.
Má nó bắt đầu đi ở đợ - một cách nói huỵch toẹt mà mọi người vẫn hay nói , cho người ta như thế đó.
Ngay trưa hôm đó, nó chở má đến nhà người ta . Những vòng quay xe đạp oằn mình dưới nắng. Rát bỏng cả mặt đường. Chẳng biết ngày mai sẽ ra sao, cái gì đang đợi ở phía trước. Nó chỉ biết cong lưng đạp, cứ cắm đầu nằng nặng đạp. Từng vòng xe kẽo kẹt chẳng muốn đi. Không ai nói với ai một câu nào. Má lặng im, nó cũng lặng im. Mải mê đuổi theo những lan man suy nghĩ.
Nắng vẫn giòn tan, reo tanh tách, hí hoáy đùa dai níu từng nếp áo. Dòng người hối hả ngược xuôi rượt đuổi nhau . Phố xôn xao , chông chênh . Vỡ loang màu nắng.
Loang đi. Loang đi....