Thay mặt tập thể lớp 12/3 niên khóa 95-96 trường Trương Định
Thầy kính yêu của con!
Có những điều mà sao khi đối diện cùng nhau, người ta lại thấy vô cùng khó nói. Lại phải nhờ , phải gửi gắm cho những con chữ bé ti này, rồi lại thầm ao ước... Ước gì... Con cũng như vậy đó, Thầy ơi !
Gần mười lăm năm kể từ ngày con chia tay tập thể lớp 12/3 ấy, con mới dám bày tỏ lòng mình với Thầy - người không chỉ dạy con kiến thức mà còn dạy con cách sống bằng chính con người của mình. Thú thật, con chưa bao giờ thích học Lý - môn Thầy dạy con. Thậm chí, mỗi lần cầm thời khóa biểu, thấy môn của Thầy, là con thấy... sợ . Sợ thật đó Thầy ơi . Con không giỏi những môn tự nhiên. Đối với con, những con số, những công thức chẳng có chút gì ngọt ngào , quyến rũ hết. Ngày ấy, lớp chúng con nổi tiếng ở trường Trương Định vì... quậy phá. Công bằng mà nói, lớp học không tệ, nhưng chao ôi, năm mươi lăm cái đầu, năm mươi lăm cách thể hiện mình, mà toàn thể hiện kiểu...không giống ai. Con nhớ vào đầu năm lớp 11. Không hiểu vì lý do gì mà cô chủ nhiệm không chịu chủ nhiệm lớp con nữa. Tụi con như những đứa con vô thừa nhận. Cả khối tám lớp 12, chỉ duy nhất mình lớp con không có giáo viên chủ nhiệm. Thầy đến với tụi con trong lúc như thế. Lớp luôn ở vị trí cầm đèn đỏ mỗi lần xếp hạng thi đua - một thành tích bất hảo mà bất cứ giáo viên nào cũng ngao ngán.
Lý lịch của Thầy nhanh chóng được tụi con cập nhật và lan truyền. Ai nấy cũng mắt tròn mắt dẹt. Một phần vì sợ, một phần vì nể, vì yêu, vì kính...
Thầy là Trưởng bộ môn Lý. Ở nhà Thầy, Cô bị bệnh nặng phải nằm một chỗ từ lâu, lâu lắm rồi. Mọi sinh hoạt cá nhân Cô, mọi chi tiêu trong gia đình, đều do Thầy gánh vác. Ngoài giờ đến lớp, Thầy cũng có dạy thêm ở nhà. Những bạn nào nghèo, Thầy bắt đi học, không lấy một xu nào. Con còn nhớ , lúc Thầy đang giảng bài cho tụi con ở nhà, có tiếng chuông leng keng, dù rất nhỏ, Thầy vội ngưng lại, chạy xuống nhà trong. Cô gọi Thầy đấy . Cô yếu lắm, không thể nói to được, Thầy phải làm cái chuông như thế. Chăm Cô cực nhọc, nhưng chưa bao giờ tụi con thấy Thầy tỏ ra khó chịu, hay buồn bã. Thầy lúc nào cũng cười, vì Thầy muốn Cô vui, muốn Cô thật sự được hạnh phúc , muốn Cô biết rằng, Thầy cần có Cô trong cuộc đời này biết bao...
Ngày Cô mất, Thầy không một giọt nước mắt. Không vật vã, không kêu than một tiếng. Ngày đó, con còn dại dột nghĩ " chắc Thầy mừng vì trút được...gánh nặng ". Để rồi những ngày sau đó, những tháng sau đó , và rồi hằng năm sau đó... Thầy vẫn đều đặn ngày hai buổi sáng chiều ra mộ Cô. Lặng lẽ đi về. Chính Thầy đã dạy cho con bài học đầu tiên về tình yêu, về lòng chung thủy. Chính Thầy đã cho con niềm tin mãnh liệt rằng, vẫn có một tình yêu vĩnh cữu trên đời.
Thầy ạ !
Những năm sau đó, gần như năm nào, mùng 3 tết, tụi con cũng tụ tập về nhà Thầy. Mỗi năm một ít đi, quân số vơi dần từng chút. Có ai đó ví von nghề giáo giống người lái đò, đưa khách qua sông rồi, biết có khi nào khách quay trở lại. Tụi con mãi mê chạy theo cuộc sống với guồng quay hối hả của nó, có mấy ai còn nhớ tới Thầy đâu . Vậy mà, mỗi lần gặp tụi con, Thầy nhớ không sót đứa nào, Thầy hỏi thăm từng người " Thằng Duy giờ sao rồi ? " , " con Thanh mấy đứa con ? ".... Tết năm rồi, con có ghé nhà Thầy. Nhìn Thầy tóc đã bạc trắng, tụi con nhao nhao hỏi tuổi Thầy...mới biết, à, tết năm nay Thầy sẽ bảy mươi tuổi rồi đấy.
Thầy ơi ! Bạn Tùng nói tết này nhất định tụi con sẽ về. Phải đông hơn mọi năm. Ai có vợ, dẫn vợ theo. Ai có chồng, nhớ dụ đi cho được. Có bao nhiêu con, nhớ kéo lên nhà Thầy hết. Đấy, Thầy xem , Tùng nó tinh tướng chưa?! Nó bảo làm Thọ cho Thầy, đứa nào không về, nó méc Thầy, cho...Thầy đuổi ra khỏi lớp luôn. Lớp trưởng bảo thế đó Thầy, Thầy ...phạt nó đi , Thầy nha !
20/11 này, con không về thăm Thầy được, không biết có bạn nào ghé nhà Thầy không ? Nhưng Thầy ơi, nếu không có ai, Thầy cũng đừng buồn nha. Trong tụi con, luôn có Thầy hiện diện. Tụi con sẽ sống, làm việc thật xứng đáng, để Thầy hãnh diện: " Học trò Thầy Non mà " , Thầy há !
Cho con gởi đến Thầy tấm lòng của con, của tập thể lớp 12/3, của tất cả những trò đã đi qua chuyến đò của Thầy. Mong Thầy thật nhiều, thật nhiều sức khỏe, để...đợi tụi con về.
Và cho con được gọi hai tiếng : " THẦY ƠI ! ".
Có những điều mà sao khi đối diện cùng nhau, người ta lại thấy vô cùng khó nói. Lại phải nhờ , phải gửi gắm cho những con chữ bé ti này, rồi lại thầm ao ước... Ước gì... Con cũng như vậy đó, Thầy ơi !
Gần mười lăm năm kể từ ngày con chia tay tập thể lớp 12/3 ấy, con mới dám bày tỏ lòng mình với Thầy - người không chỉ dạy con kiến thức mà còn dạy con cách sống bằng chính con người của mình. Thú thật, con chưa bao giờ thích học Lý - môn Thầy dạy con. Thậm chí, mỗi lần cầm thời khóa biểu, thấy môn của Thầy, là con thấy... sợ . Sợ thật đó Thầy ơi . Con không giỏi những môn tự nhiên. Đối với con, những con số, những công thức chẳng có chút gì ngọt ngào , quyến rũ hết. Ngày ấy, lớp chúng con nổi tiếng ở trường Trương Định vì... quậy phá. Công bằng mà nói, lớp học không tệ, nhưng chao ôi, năm mươi lăm cái đầu, năm mươi lăm cách thể hiện mình, mà toàn thể hiện kiểu...không giống ai. Con nhớ vào đầu năm lớp 11. Không hiểu vì lý do gì mà cô chủ nhiệm không chịu chủ nhiệm lớp con nữa. Tụi con như những đứa con vô thừa nhận. Cả khối tám lớp 12, chỉ duy nhất mình lớp con không có giáo viên chủ nhiệm. Thầy đến với tụi con trong lúc như thế. Lớp luôn ở vị trí cầm đèn đỏ mỗi lần xếp hạng thi đua - một thành tích bất hảo mà bất cứ giáo viên nào cũng ngao ngán.
Lý lịch của Thầy nhanh chóng được tụi con cập nhật và lan truyền. Ai nấy cũng mắt tròn mắt dẹt. Một phần vì sợ, một phần vì nể, vì yêu, vì kính...
Thầy là Trưởng bộ môn Lý. Ở nhà Thầy, Cô bị bệnh nặng phải nằm một chỗ từ lâu, lâu lắm rồi. Mọi sinh hoạt cá nhân Cô, mọi chi tiêu trong gia đình, đều do Thầy gánh vác. Ngoài giờ đến lớp, Thầy cũng có dạy thêm ở nhà. Những bạn nào nghèo, Thầy bắt đi học, không lấy một xu nào. Con còn nhớ , lúc Thầy đang giảng bài cho tụi con ở nhà, có tiếng chuông leng keng, dù rất nhỏ, Thầy vội ngưng lại, chạy xuống nhà trong. Cô gọi Thầy đấy . Cô yếu lắm, không thể nói to được, Thầy phải làm cái chuông như thế. Chăm Cô cực nhọc, nhưng chưa bao giờ tụi con thấy Thầy tỏ ra khó chịu, hay buồn bã. Thầy lúc nào cũng cười, vì Thầy muốn Cô vui, muốn Cô thật sự được hạnh phúc , muốn Cô biết rằng, Thầy cần có Cô trong cuộc đời này biết bao...
Ngày Cô mất, Thầy không một giọt nước mắt. Không vật vã, không kêu than một tiếng. Ngày đó, con còn dại dột nghĩ " chắc Thầy mừng vì trút được...gánh nặng ". Để rồi những ngày sau đó, những tháng sau đó , và rồi hằng năm sau đó... Thầy vẫn đều đặn ngày hai buổi sáng chiều ra mộ Cô. Lặng lẽ đi về. Chính Thầy đã dạy cho con bài học đầu tiên về tình yêu, về lòng chung thủy. Chính Thầy đã cho con niềm tin mãnh liệt rằng, vẫn có một tình yêu vĩnh cữu trên đời.
Thầy ạ !
Những năm sau đó, gần như năm nào, mùng 3 tết, tụi con cũng tụ tập về nhà Thầy. Mỗi năm một ít đi, quân số vơi dần từng chút. Có ai đó ví von nghề giáo giống người lái đò, đưa khách qua sông rồi, biết có khi nào khách quay trở lại. Tụi con mãi mê chạy theo cuộc sống với guồng quay hối hả của nó, có mấy ai còn nhớ tới Thầy đâu . Vậy mà, mỗi lần gặp tụi con, Thầy nhớ không sót đứa nào, Thầy hỏi thăm từng người " Thằng Duy giờ sao rồi ? " , " con Thanh mấy đứa con ? ".... Tết năm rồi, con có ghé nhà Thầy. Nhìn Thầy tóc đã bạc trắng, tụi con nhao nhao hỏi tuổi Thầy...mới biết, à, tết năm nay Thầy sẽ bảy mươi tuổi rồi đấy.
Thầy ơi ! Bạn Tùng nói tết này nhất định tụi con sẽ về. Phải đông hơn mọi năm. Ai có vợ, dẫn vợ theo. Ai có chồng, nhớ dụ đi cho được. Có bao nhiêu con, nhớ kéo lên nhà Thầy hết. Đấy, Thầy xem , Tùng nó tinh tướng chưa?! Nó bảo làm Thọ cho Thầy, đứa nào không về, nó méc Thầy, cho...Thầy đuổi ra khỏi lớp luôn. Lớp trưởng bảo thế đó Thầy, Thầy ...phạt nó đi , Thầy nha !
20/11 này, con không về thăm Thầy được, không biết có bạn nào ghé nhà Thầy không ? Nhưng Thầy ơi, nếu không có ai, Thầy cũng đừng buồn nha. Trong tụi con, luôn có Thầy hiện diện. Tụi con sẽ sống, làm việc thật xứng đáng, để Thầy hãnh diện: " Học trò Thầy Non mà " , Thầy há !
Cho con gởi đến Thầy tấm lòng của con, của tập thể lớp 12/3, của tất cả những trò đã đi qua chuyến đò của Thầy. Mong Thầy thật nhiều, thật nhiều sức khỏe, để...đợi tụi con về.
Và cho con được gọi hai tiếng : " THẦY ƠI ! ".